Untitled Document
Hôm nay, 6/5/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Tên nhiệm vụ Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm Arsen trong nước ngầm, nước mặt và tầng đất canh tác tỉnh An Giang 
  Tổ chức chủ trì Khoa Môi Trường – Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên 
  Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì Sở Khoa học và Công nghệ An Giang 
  Cơ quan chủ quản UBND Tỉnh An Giang 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Tỉnh, Thành phố 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ ThS. Huỳnh Tiến Đạt 
  Lĩnh vực nghiên cứu 30405. Kiểm nghiệm thuốc và Độc chất học (bao gồm cả độc chất học lâm sàng) 
  Thời gian bắt đầu 05/2007 
  Thời gian kết thúc 06/2008 
  Năm viết báo cáo 2008 
  Nơi viết báo cáo TP. Hồ Chí Minh 
  Số trang 174 
  Tóm tắt Arsen là nguyên tố rất phổ biến trong tự nhiên, tồn tại dưới nhiều dạng hợp chất khác nhau, Arsen có cấp độ độc hại là Ia (cực độc) và có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thực phẩm, nước uống và không khí. Thời gian gần đây, các nhà khoa học nước ta đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về sự nhiễm độc Arsen trong nước ngầm ở các tỉnh Bắc bộ và đồng bằng sông cửu long. Qua khảo sát của Cục Tài nguyên nước , nước ngầm ở một số nơi như An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng…đều có mức độ nhiễm độc Arsen rất cao; Hiện nay độ nhiễm Arsen trên địa bàn tỉnh An Giang đang nằm ở mức báo động. Trên cơ sở các kết quả khảo sát và các tài liệu, số liệu thu thập và kiểm tra trong mẫu nước ngầm, nước mặt, tầng đất canh tác và mẫu rau trên địa bàn tỉnh An Giang. - Thu thập, đánh giá 8.992 mẫu nước ngầm (46% mẫu bị nhiễm), 120 mẫu nước mặt (100% mẫu chưa bị nhiễm), 50 mẫu đất (50% mẫu bị nhiễm), 35 mẫu rau (100% mẫu nằm trong giới hạn cho phép, 1mg/kg); - Xây dựng các bản đồ, cơ sở dữ liệu GIS về ô nhiễm Arsen trên nền bản đồ 1/5.000 của tỉnh An Giang. Về giải pháp giảm thiểu ô nhiễm Arsen: - Quản lý: kiến nghị thực hiện đồng bộ 5 giải pháp: + Quản lý và kiểm tra việc khoan và khai thác nước ngầm + Giáo dục tuyên truyền về nguy hại do nước nhiễm Arsen + Áp dụng các chế tài thích hợp + Tìm nguồn nước không bị nhiễm Arsen để sử dụng + Cần tăng cường áp dụng công nghệ mới - Công nghệ: Về mô hình thực nghiệm vật liệu lọc ODM-2F Chúng tôi đã thực hiện 4 mô hình xử lý nước giếng nhiễm Arsen tại 4 hộ trong tỉnh sử dụng vật liệu lọc ODM-2F. Kết quả rút ra từ mô hình cho thấy khả năng khử được Arsen trong nước của ODM-2F là hoàn toàn có thể. Từ các mô hình thực nghiệm chúng tôi đưa ra được số lượng cột lọc ứng cho từng khoảng ô nhiễm. Từ đó có thể áp dụng xử lý nước cho từng hộ dân cụ thể. 
  Từ khoá arsen 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127